Chứng chỉ SSL

Nhịp cầu thương mại – phát triển tương lai

Email: bmwebco@gmail.com

Hotline: 0868 562 426

Tiếng Việt Tiếng Anh

Chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL

Tin nổi bật

31/10/2020

Bởi Admin

Google Chrome và Firefox sẽ hiển thị website của bạn KHÔNG AN TOÀN khi sử dụng giao thức HTTP thông thường, bạn có là một trong số đó?

 

Hãy trang bị chứng chỉ SSL ngay hôm nay để website có giao thức HTTPS an toàn, bảo vệ các giao dịch quan trọng, tăng uy tín cho website giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên website.

1. Chứng Chỉ SSL Là Gì? Tại Sao Website Nên Cần SSL?

Bạn đã nghe nhắc đến chứng chỉ SSL trên các website, vậy chứng chỉ SSL là gì ?

Chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer) – là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật an toàn. Chứng chỉ số SSL cài trên server website của doanh nghiệp, giúp khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

Chứng chỉ SSL được xem là một phần không thể thiếu trên internet hiện nay, là một công nghệ an ninh giúp mã hóa các dữ liệu gửi từ khách truy cập đến máy chủ website. Mỗi website sẽ có một chứng chỉ SSL riêng biệt nhằm có thể giải mã và xem dữ liệu tiếp nhận trên máy chủ.

Khi chứng chỉ SSL được kích hoạt, website sẽ sử dụng giao thức HTTPS để mã hóa các dữ liệu khách hàng gửi về và chỉ có máy chủ chứa khóa chứng chỉ mới có thể giải mã được dữ liệu. Điều này sẽ giúp khách hàng bảo vệ tối đa thông tin quan trọng của mình như thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân hoặc các thông tin nhạy cảm khác khỏi các nguy cơ bị đánh cắp thông tin khi trung chuyển dữ liệu từ trình duyệt khách hàng đến máy chủ website. Đó là lý do tại sao những website ngân hàng, thương mại điện tử lớn đều sử dụng chứng chỉ SSL như một tiêu chuẩn bắt buộc.

Bên cạnh đó, chứng chỉ SSL cũng giúp người dùng tin tưởng vào website hơn vì thông tin website được xác thực trên chứng chỉ. Với các loại chứng chỉ cấp doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp cũng sẽ được ký vào chứng chỉ. Một website với giao thức HTTPS sẽ có dấu hiệu màu xanh trên trình duyệt kèm theo chữ AN TOÀN sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng của khách truy cập.

2. Lợi Ích Khi Sử Dụng Chứng Chỉ SSL

  • Chứng thực doanh nghiệp tồn tại - tránh giả mạo website
  • Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
  • Bảo mật và mã hóa các thông điệp trao đổi giữa trình duyệt và server
  • Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống
  • Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server
  • Bảo mật các ứng dụng ảo hóa như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán mây
  • Bảo mật dịch vụ FTP, truy cập Control Panel.
  • Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet
  • Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway…

3. Có Bao Nhiêu Loại Chứng Chỉ SSL?

Loại 1: Domain Validation SSL (DV)

  • Chứng chỉ cơ bản nhất, phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp
  • Chỉ cần chứng thực tên miền bằng cách xác minh chủ sở hữu tên miền và thời gian xác minh chỉ mất từ 3-5 phút là chứng chỉ được cấp ngay để sử dụng.
  • DV SSL tuy là loại cơ bản nhất nhưng công nghệ bảo mật và mã hóa vẫn đầy đủ giống như các loại chứng chỉ SSL cao cấp hơn, nhưng không hỗ trợ thêm những hình thức xác thực danh tính khác trên chứng chỉ.

Loại 2: Organization Validation SSL (OV)

  • Chứng chỉ dành cho các tổ chức, doanh nghiệp,
  • Xác minh qua giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được xác minh dựa trên thông tin doanh nghiệp
  • Đặc điểm của OV SSL là trên chứng chỉ sẽ được bao gồm thông tin đầy đủ của doanh nghiệp được xác minh. Do cần xác minh danh tính doanh nghiệp nên thời gian cấp chứng chỉ loại OV sẽ mất từ khoảng 5-7 ngày hoặc đôi khi lâu hơn nếu họ cần thêm thông tin.

Loại 3: Extended Validation SSL (EV)

  • Chứng chỉ EV SSL là chứng chỉ cấp doanh nghiệp giống OV SSL nhưng sẽ được mở rộng ra thêm một tính năng đặc biệt khác là hiển thị tên doanh nghiệp trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Ngoài ra trên chứng chỉ cũng được hiển thị thông tin của doanh nghiệp được xác minh.
  • Do cần xác minh danh tính doanh nghiệp nên thời gian cấp chứng chỉ loại EV sẽ mất từ khoảng 5-7 ngày hoặc đôi khi lâu hơn nếu họ cần thêm thông tin.

4. Làm Thế Nào Để Khách Hàng Có Thể Biết Trang Web Của Mình Truy Cập Có Chứng Chỉ SSL?

Có bốn cách để nhận biết:

+ Hình ổ khóa ở bên trái một URL

+ Tiền tố của URL là https thay vì http

+ Một dấu đảm bảo sự tin cậy

+ Một thanh địa chỉ màu xanh lá cây (khi chứng chỉ SSL EV được cấp)

5. Giao Thức HTTPS Là Gì?

Giao thức HTTPS (viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure) là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL, TLS nhằm tạo nên một rào chắn an ninh, bảo mật khi truyền tải các thông tin trên mạng Internet.

Trước đây, khi truy cập các website, sau khi gõ tên miền bạn thường thấy trên thanh địa chỉ của các trình duyệt có dạng HTTP://tenwebsite.com. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, giao thức này đã thay đổi thành giao thức HTTPS và được phần lớn các website sử dụng.

6. Làm Thế Nào Để Sử Dụng Giao Thức HTTPS?

Khi mới được khởi tạo, website của bạn sẽ không có sẵn giao thức HTTPS, ngược lại đó còn là tên miền được các trình duyệt cảnh báo là không an toàn. Tất cả những gì bạn cần làm đó chính là cài đặt giao thức HTTPS cho website của mình.

Có 2 cách để bạn cài đặt giao thức HTTPS:

Cách 1: Mua chứng chỉ SSL trực tiếp từ các đơn vị cung cấp

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng vài đơn vị được cấp phép cung cấp chứng chỉ SSL – chứng chỉ bảo mật website chuyên nghiệp. Một số cái tên nổi bật và uy tín có thể kể đến như Comodo, GeoTrust….

Ưu điểm của cách mua chứng chỉ SSL này là bạn có thể mua trực tiếp từ nhà cung cấp với mức giá tốt, thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên một khuyết điểm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong hình thức cài đặt giao thức HTTPS này đó chính là các hướng dẫn hay thủ tục đăng kí đều cần làm việc với đơn vị là nhà cung cấp nước ngoài, bạn cần hiểu biết về các thủ tục này hay có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt thì mới có thể thực hiện việc mua chứng chỉ SSL  được nhanh chóng.

Cách 2: Sử dụng dịch vụ cài đặt giao thức HTTPS, chứng chỉ SSL chuyên nghiệp từ các đơn vị cung cấp hosting

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ cài đặt giao thức HTTPS cho website như BMWeb.

Với lợi thế là nhà cung cấp nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các gói hosting chất lượng cao. Hiện BMWeb có cung cấp dịch vụ đăng kí giao thức HTTPS hay chứng chỉ SSL chuyên nghiệp. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đăng kí và cài đặt cho mình theo các mức giá khác nhau tùy theo loại hình website và nhu cầu bảo mật của bạn.

 

Bạn có thể tham khảo thêm Bảng giá chứng chỉ SSL tại đây

Đánh giá bài viết
Đánh Giá Trung Bình
0/5
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét của bạn
Chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL
(0 nhận xét)
Chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer) – là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật an toàn. Chứng chỉ số SSL cài trên server website của doanh nghiệp, giúp khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

Hình ảnh đại diện

Định dạng: .jpg|.png|.jpeg

Định dạng: mp4 | mkv Tối đa: 100Mb